03/02/2023
Theo các chuyên gia, học sinh cần xác định mục đích trước khi sử dụng ChatGPT, còn giáo viên cần thay đổi để “thích nghi” với AI này.
ChatGPT – ứng dụng AI của công ty khởi nghiệp OpenAI – hiện đang gây sốt bởi khả năng cung cấp thông tin, giải đáp thắc mắc, tương tác lại các yêu cầu của người dùng. Bên cạnh những lợi ích mà ChatGPT mang lại, nhiều người đang lo ngại về việc AI này sẽ gây ra những tác động tiêu cực đối với nền giáo dục.
Tiến sĩ Phạm Hiệp – Trưởng nhóm Nghiên cứu đổi mới giáo dục Reduvation, Game Bài Win 79 ví sự xuất hiện của ChatGPT (chatbot trí tuệ nhân tạo mới) giống với sự xuất hiện của Google cách đây 25 năm – đều khiến mọi người phải trầm trồ, kinh ngạc. Nếu biết cách khai thác ChatGPT, đây sẽ trở thành công cụ hỗ trợ rất tốt trong đời sống, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục. Ngược lại, ứng dụng trí tuệ nhân tạo này có thể khiến các giáo viên khó kiểm soát người học, còn học sinh, sinh viên sẽ rơi vào tình trạng ngại tư duy do phụ thuộc vào ChatGPT.
Tuy nhiên, không phải lúc nào thông tin mà ứng dụng này cung cấp cũng đều chính xác. Người học cần biết chọn lọc thông tin và xác thực từ nhiều nguồn khác nhau. Thêm vào đó, cần coi đây chỉ là một nguồn thông tin tham khảo, tránh lệ thuộc và sao chép thông tin.
Còn với giáo viên, ChatGPT cũng là một nơi giúp cập nhật những kiến thức mới. Bởi theo vị tiến sĩ này, người dạy cũng cần phải “học suốt đời”.
Dù vậy, ChatGPT cũng chính là một thách thức lớn đối với những nhà giáo trong quá trình kiểm tra, đánh giá học sinh. Nhiều cuộc khảo sát cho thấy, các sinh viên tại một số nước trên thế giới đã “nhờ” ChatGPT viết bài luận.
Để hạn chế những tác động tiêu cực từ ChatGPT, Tiến sĩ Phạm Hiệp khuyên các giáo viên thay vì kiểm tra theo từng thời điểm như trước đây, thì nên đánh giá các học sinh của mình theo từng quá trình. Điều này cũng đang được khuyến khích trong chương trình giáo dục phổ thông mới và ở cả bậc đại học.
Việc đánh giá theo từng giai đoạn sẽ giúp người học không còn quá áp lực về điểm thi giữa kì hay cuối kì, từ đó cũng giảm thiểu được những gian lận trong thi cử.
“Ngay từ khi chưa có sự xuất hiện của ChatGPT, các giáo viên đã được khuyến khích trong việc đánh giá học sinh bằng cả quá trình, chứ không phải qua những điểm số trong bài kiểm tra. Mong rằng chính ChatGPT sẽ giúp các giáo viên nhìn nhận lại và nhanh chóng chuyển đổi sang phương thức đánh giá mới” – Tiến sĩ Hiệp nói.
Còn theo Tiến sĩ Trần Quốc Long – Viện trưởng Viện Trí tuệ Nhân tạo, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, một công nghệ mới ra đời luôn đi kèm với mặt tốt, mặt xấu và ChatGPT không phải trường hợp ngoại lệ. Bên cạnh việc sử dụng ChatGPT để tăng năng suất, rút ngắn thời gian làm việc ở một số lĩnh vực, thì cũng có những người sử dụng trí tuệ nhân tạo này để gian lận thi cử, vi phạm pháp luật…
“Sự phát triển của công nghệ mang tính khách quan, nếu ChatGPT không xuất hiện ở thời điểm này thì cũng sẽ xuất hiện trong tương lai gần” – Tiến sĩ Long nhận định.
Vị tiến sĩ này cho biết, ChatGPT được tạo nên từ kho dữ liệu khổng lồ. Tuy nhiên, dữ liệu mà AI này sử dụng mới chỉ được cập nhật tới năm 2021 và khó để khẳng định thông tin là chính xác hay không chính xác.
Viện trưởng Viện Trí tuệ Nhân tạo khuyến cáo các học sinh, sinh viên trước khi dùng ChatGPT cần xác định rằng mục đích sử dụng của mình là gì, để từ đó không bị lệ thuộc vào AI này. Việc sử dụng ứng dụng trí tuệ nhân tạo với mục đích gian lận sẽ khiến cho người học mất dần khả năng tư duy khoa học và phản biện.
Giáo viên cũng cần thay đổi để thích nghi với những công nghệ mới. “Dù cấm hay không, các học sinh, sinh viên có thể vẫn sẽ sử dụng ChatGPT và các công cụ tương tự để hỗ trợ trong việc học. Vậy nên, ngành giáo dục cần đưa ra những đề xuất điều chỉnh về pháp luật cũng như có hướng dẫn rõ ràng để hạn chế được các tiêu cực và phát huy được mặt tích cực của AI này” – Tiến sĩ Long cho biết.