09/07/2018
Tác giả: ThS. Phạm Tiến Đạt – Giảng viên khoa Quản trị – Game Bài Win 79
– Bài viết đăng trên Tạp chí thị trường tháng 8/2016 – trang 35
TẠI SAO LÀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP (VHDN)?
Trong giai đoạn hiện nay, khủng hoảng kinh tế đã tác động mạnh đến các doanh nghiệp ở Việt Nam, theo số liệu của Tổng cục thống kê số lượng các doanh nghiệp tạm dừng hoạt động và phá sản có xu hướng tăng lên trong các năm gần đây: năm 2015 con số này là 80.858 doanh nghiệp so với năm 2014 là 67.823 doanh nghiệp nghĩa là tăng 13.035 doanh nghiệp tương đương với 19,2%; còn so với năm 2013 thì số doanh nghiệp phá sản và ngừng hoạt động là 60.737 doanh nghiệp như vậy năm 2015 đã tăng 20.121 doanh nghiệp tương đương với mức tăng 33,1%. Đây quả là những con số đáng báo động cho nền kinh tế.
Nguyên nhân dẫn đến thực trên thì có nhiều, có thể kể đến như do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới, chính sách vĩ mô của Chính phủ chưa hỗ trợ nhiều cho các doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp kém nhất là trong thời kỳ hội nhập. Tuy nhiên, lý do chung dẫn đến thực trạng trên ở các doanh nghiệp trên là thiếu đi “chất kết dính”, ở cả các doanh nghiệp lớn và các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Với các doanh nghiệp lớn, với nhiều mảng hoạt động khác nhau, nhiều lĩnh vực khác nhau nên thiếu chất kết dính sẽ làm cho hoạt động của doanh nghiệp dời dạc, không thống nhất, không hướng tới một mục tiêu chung, khi khó khăn thì khó có khả năng hỗ trợ lẫn nhau do vậy hoạt động thiếu hiệu quả. Còn với các doanh nghiệp nhỏ, thiếu chất kết dính, doanh nghiệp rất dễ để chảy máu chất xám, những người lao động có trình độ, tay nghề cao sẽ sớm tìm một bến độ mới với mức thu nhập và môi trường làm việc tốt hơn. “Chất kết dính” ở đây theo nhiều chuyên gia đó chính là “văn hóa doanh nghiệp” – một yếu tố không quá khó để xây dựng nhưng lại chiếm vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp.
Để xây dựng được đội ngũ lao động có chất lượng, lòng nhiệt tình và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, các nhà quản trị cần thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của người lao động: thu nhập cao, môi trường làm việc hiện đại, mối quan hệ gắn bó giữa các thành viên, đặc biệt với những người lao động Việt Nam – vốn luôn coi trọng chữ Tình thì môi trường làm việc giống như một gia đình sẽ là yếu tố vô cùng quan trọng để thu hút, giữ chân và phát triển họ. Trong khi các yếu tố về thu nhập, môi trường hiện đại là yếu điểm của các doanh nghiệp Việt Nam thì đây được coi là yếu tố quan trọng để họ có thể xây dựng bản sắc riêng và cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Đó là yếu tố mang đến sự phát triển mạnh mẽ cho các công ty như: FPT, Misa, BKAV…hay ở cả lĩnh vực giáo dục như game bài win 79 . Ở những doanh nghiệp này, có một điểm chung là họ có bản sắc riêng của mình và người lao động luôn gắn bó, nỗ lực hết mình vì mục tiêu phát triển chung.
VĂN HÓA DOANH NGHIỆP LÀ GÌ?
Theo Edgar Schein: VHDN là tổng hợp những quan niệm chung mà các thành viên trong doanh nghiệp học được trong quá trình giải quyết các vấn đề nội bộ và ứng xử với môi trường xung quanh. Còn theo PGS. TS Dương Thị Liễu – trường Đại học Kinh tế quốc dân thì VHDN là toàn bộ những nhân tố văn hóa (vật thể, phi vật thể) được doanh nghiệp lựa chọn, tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong hoạt động kinh doanh tạo nên bản sắc kinh doanh riêng của doanh nghiệp đó. Nhìn từ bên ngoài thì VHDN là nét đặc trưng riêng của doanh nghiệp đó, phân biệt nó với doanh nghiệp khác về cả yếu tố vật thể (một mẫu đồng phục của tất cả các nhân viên; một kiểu thiết kế phòng làm việc cho mọi người hay thậm chí là một kiểu dây đeo thẻ…) và phi vật thể (cách chào đón khách; sự nhiệt tình, hòa hứng khi trao đổi kinh nghiệm và giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên, sự nỗ lực làm việc của toàn bộ nhân viên…). Nhìn từ bên trong thì VHDN là những chuẩn mực mà tất cả thành viên đều tuân thủ hay bị chi phối, từ chuẩn mực về trang phục, giao tiếp đến làm việc và phấn đấu cho mục tiêu dài hơn.
Dù hiểu theo cách nào thì văn hóa doanh nghiệp cũng có những đặc trưng nhất định. Trước hết, VHDN là sản phẩm của những người cùng làm trong một doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu giá trị bền vững. Nó xác lập một hệ thống các giá trị được mọi người làm trong doanh nghiệp chia sẻ, chấp nhận, đề cao và ứng xử theo các giá trị đó. Đồng thời VHDN còn góp phần tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và được coi là truyền thống của riêng mỗi doanh nghiệp.
VHDN bao gồm 3 cấp độ:
Thứ nhất, các quá trình và yếu tố hữu hình của doanh nghiệp nó bao gồm: kiến trúc nội ngoại thất; cơ cấu tổ chức; các lễ hội, lễ nghi; logo; mẫu mã sản phẩm…Đây là yếu tố đầu tiên mà ta có thể nhận thức về VHDN, nó giúp chuyển tải một phần về văn hóa của doanh nghiệp đó. Vào Game Bài Win 79 , với cảnh quan đẹp, phù hợp với môi trường sư phạm; các tòa nhà hiệu bộ, giảng đường được thiết kế hợp lý; hệ thống các phòng học được xây dựng đúng tiêu chuẩn; thư viện với đầy đủ các loại giáo trình, tài liệu ngoài ra các phòng thực hành với các thiết bị hiện đại…là một yếu tố để khẳng định về phương châm hướng tới chất lượng của nhà trường. Tuy nhiên, nó không phải là bản chất và cũng là thành phần dễ thay đổi nhất, nó được ví như phần nổi của tảng băng trôi.
Thứ hai, những giá trị được chấp nhận chính là chiến lược, mục tiêu và triết lý kinh doanh của doanh nghiệp, nó cũng bao gồm những quy tắc trong hoạt động của doanh nghiệp. Yếu tố này do các nhà quản trị tạo ra và phổ biến nó đến từng nhân viên trong doanh nghiệp. Khi đây là các yếu tố tích cực, được sự đồng thuận, thuấn nhuần của tất cả các thành viên thì hoạt động của doanh nghiệp sẽ nhịp nhàng, ăn khớp và hiệu quả. Tuy nhiên, để có được điều này đòi hỏi nhiều ở nhà quản trị với kỹ năng định hướng và truyền cảm hứng cho nhân viên. Tại Công ty cổ phần Misa, có thể thấy rõ được điều này khi mọi thành viên trong công ty, từ các nhà quản trị cấp cao đến các nhân viên đều luôn có chung mục tiêu là tận tình trong cách phục vụ khách hàng; vui vẻ, cởi mở với đồng nghiệp và tôn trọng cấp trên, bạn hàng.
Thứ ba, những quan niệm chung, đó chính là niềm tin; nhận thức; suy nghĩ, tình cảm mang tính vô thức và dường như nó mặc nhiên được chấp nhận trong doanh nghiệp. Yếu tố này quyết định rất nhiều đến cách làm việc, ứng xử của các thành viên trong doanh nghiệp. Nó thường đến từ các yếu tố thuộc về bản thân người lao động (văn hóa của bản thân) nhưng cũng đồng thời đến từ những giá trị, triết lý mà doanh nghiệp đó đang chia sẻ, khi những yếu tố này phù hợp và đã “thấm vào máu thịt” của họ thì đứng trước một tình huống cụ thể, mọi người đều “vô thức” và hành động giống nhau. Như ở Game Bài Win 79 , bất kể là giảng viên hay các cán bộ làm công việc hành chính, khi gặp yêu cầu cần giúp đỡ từ phía sinh viên hay các vị khách của trường, họ đều không ngần ngại và rất nhanh chóng đưa ra quyết định giúp đỡ hết sức nhiệt tình như đó chính là công việc của mình vậy. Sự giúp đỡ nhiệt tình đó một phần đến sự thân thiện, nhiệt tình là bản chất vốn có của người Việt (văn hóa dân tộc) nhưng xa hơn là đến từ tinh thần hết lòng vì sinh viên – triết lý mà nhà trường đã và sẽ tiếp tục phát huy trong quá trình hoạt động của mình.
Cả ba cấp độ trên của VHDN luôn hòa quyện và tương thích với nhau cùng hướng tới việc thể hiện đặc trưng riêng của doanh nghiệp đó.
YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP:
VHDN là yếu tố do doanh nghiệp tạo ra và chính yếu tố này quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp ở Việt Nam.
Thứ nhất, VHDN tạo nên nét đặc trưng riêng của doanh nghiệp: mỗi doanh nghiệp có một đặc trưng riêng và chính văn hóa doanh nghiệp tạo nên nét khác biệt đó. Các giá trị cốt lõi, các tập tục, lễ nghi, thói quen hay cách họp hành, đào tạo, thậm chí đến cả đồng phục, giao tiếp…đã tạo nên phong cách riêng biệt của doanh nghiệp, phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Rõ ràng việc có được điều này là vô cùng quan trọng, giữa hàng ngàn, hàng vạn doanh nghiệp trên thị trường thì có một đặc trưng riêng sẽ giúp doanh nghiệp nổi bật, dễ nhận biết và có một định vị tốt trong tâm trí khách hàng và đối tác. Khả năng tiêu thụ sản phẩm, cũng như uy tín của doanh nghiệp theo đó cũng được đẩy mạnh.
Thứ hai, khích lệ sự đổi mới, sáng tạo: ở những doanh nghiệp có môi trường văn hóa làm việc tốt, mọi nhân viên luôn luôn được khuyến khích đưa ra sáng kiến, ý tưởng…Nhân viên trở nên năng động, sáng tạo hơn và cũng gắn bó với doanh nghiệp hơn. Xét về ảnh hưởng tiêu cực, nền văn hóa yếu kém sẽ gây ra những thiệt hại cho doanh nghiệp. Chẳng hạn trong một doanh nghiệp, cơ chế quản lý cứng nhắc, độc đoán sẽ làm nhân viên sợ hãi, thụ động và thờ ơ hoặc chống đối lại lãnh đạo. Nhân viên sẽ bỏ doanh nghiệp đi bất cứ lúc nào.
Thứ ba, giảm bớt các xung đột trong nội bộ doanh nghiệp: một văn hóa tốt giúp các thành viên chia sẻ các giá trị lợi ích giống nhau, họ hợp tác trên tinh thần đoàn kết, nhất trí và làm việc trong sự tương trợ lẫn nhau. Khi xảy ra nhưng mâu thuẫn, họ dễ dàng xử lý theo cách phù hợp và ôn hòa nhất. Giảm được xung đột, tinh thần làm việc của nhân viên sẽ được nâng cao, tập trung được thời gian, nguồn lực cho doanh nghiệp hướng tới mục tiêu chung với hiệu quả tốt hơn.
Thứ thư, tạo động lực làm việc cho nhân viên: nhân viên chỉ thấy được mục tiêu, định hướng và bản chất của công việc trong một nền văn hóa tích cực và điều này có ý nghĩa rất lớn đến việc nỗ lực thực hiện công việc của họ. Đồng thời, nó cũng tạo ra mối quan hệ tốt đẹp giữa lãnh đạo với nhân viên và giữa nhân viên với nhau. Trong môi trường làm việc như vậy, các cá nhân đều cảm thấy nỗ lực làm việc của mình là cần thiết và nhận thức được vai trò của mình vào nỗ lực chung của doanh nghiệp.
Thứ năm, quy tụ được sức mạnh của toàn doanh nghiệp: có VHDN tốt giúp doanh nghiệp thu hút và giữ được nhân tài, củng cố lòng trung thành của nhân viên với doanh nghiệp. Thật sai lầm khi cho rằng trả lương cao sẽ giữ được nhân tài. Nhân viên chỉ trung thành, gắn bó với doanh nghiệp khi doanh nghiệp có môi trường làm tốt, khuyến khích họ phát triển. Việc thu hút, giữ chân người tài là tiền đề quan trọng để con tàu doanh nghiệp có thể đi đến bến thành công.
XÂY DỰNG VHDN Ở VIỆT NAM?
Để xây dựng được VHDN tốt, phát huy những lợi thế mà nó mang lại, chúng ta cần hiểu và kiểm soát được các yếu tố ảnh hưởng đến VHDN ở Việt Nam.
Trước tiên là văn hóa dân tộc, đây là nhân tố đã ăn sâu, bám dễ trong tâm hồn và kiểm soát cách nghĩ, cách làm của con người. Người lao động sống trong một nền văn hóa dân tộc nhất định, chịu sự tác động và chi phối của các giá trị thuộc nền văn hóa đó nên khi họ vào làm việc trong một doanh nghiệp thì những giá trị đó cũng được họ thể hiện rõ trong quá trình hoạt động của mình. Người Việt Nam với các đặc trưng tiêu biểu như: trọng tình, ý thức thể diện cao, coi trọng nền nếp và thứ bậc, có tư tưởng sùng bái thế lực tự nhiên…những điều này đã được họ thể hiện trong doanh nghiệp mà mình làm việc như: xây dựng được mối quan hệ đồng nghiệp vui vẻ, đoàn kết, gắn bó; luôn có ý chí vươn lên trong công việc để thể hiện mình với gia đình và xã hội; thái độ cư xử đúng mực, tôn trọng con người; nhớ về tổ tiên, cội nguồn…đây là những yếu tố mang lại những lợi thế cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, những giá trị này cũng kèm theo đó là những hạn chế như mang chuyện cá nhân vào trong công việc quá nhiều; thiếu tính trung thực và cạnh tranh không lành mạnh, nói không đi đôi với làm; thiếu sự đột phá để thể hiện sức sáng tạo cá nhân; có tư tưởng mê tín, dị đoan…Nhà quản trị nếu nắm được những điểm này sẽ phát huy được những điểm lợi thế và kiểm soát dược những hạn chế do văn hóa dân tộc mang lại.
Tiếp đến là vai trò của người lãnh đạo, trước hết lãnh đạo phải là tấm gương về văn hóa doanh nghiệp. Lãnh đạo là người đặt nền móng xây dựng văn hóa doanh nghiệp, và cũng là người chịu trách nhiệm cuối cùng, quan trọng nhất đối với doanh nghiệp. Vì vậy, họ phải là tấm gương xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Họ phải đưa ra những quyết định hợp lý trong việc xây dựng hệ thống giá trị văn hóa, và phải là người đi đầu trong việc thực hiện các mục tiêu đề ra, để làm động lực gắn kết các thành viên trong công ty.
Thứ ba là vai trò của các cá nhân trong doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp phải do tập thể doanh nghiệp tạo dựng nên, người lãnh đạo đóng vai trò đầu tàu trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, nhưng quá trình này chỉ có thể thành công với sự đóng góp tích cực của mọi thành viên trong doanh nghiệp. Để thu hút nhân viên quan tâm tới văn hóa, doanh nghiệp có thể mở các lớp huấn luyện về văn hóa doanh nghiệp đối với nhân viên mới, hay thường xuyên trưng cầu dân ý về môi trường làm việc của doanh nghiệp.
Khi xây dựng VHDN cần chú ý đến sự phù hợp của nó với yếu tố con người và yếu tố môi trường trong và ngoài doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp phải hướng về con người: Để có sự phát triển bền vững, doanh nghiệp cần đề ra một mô hình văn hóa chú trọng đến sự phát triển toàn diện của người lao động. Cần xây dựng môi trường làm việc mà ở đó mọi cá nhân đều phát huy hết khả năng làm việc của mình.
Văn hóa doanh nghiệp phải phù hợp với cả môi trường bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp: Văn hóa doanh nghiệp phải phù hợp với những điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp, dựa trên điểm mạnh của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp cũng phải phù hợp với môi trường kinh doanh, văn hóa dân tộc.
Như vậy, với những lợi thế do VHDN tạo ra, các nhà quản trị cần quan tâm đến việc xây dựng bản sắc cho doanh nghiệp mình và nỗ lực trong việc chuyển tải nó đến từng cá nhân, coi đó là chìa khóa giúp doanh nghiệp vượt qua các khó khăn, thách thức để đưa con thuyền doanh nghiệp đi đến thành công.
<!–59
19–>